Bệnh tay – chân - miệng: thông tin từ một số công trình công bố

Một số kiến thức liên quan đến bệnh tay - chân - miệng
PTN Siêu cấu trúc, khoa Vi rút -Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ - CDC [1], bệnh tay chân miệng là bệnh do vi rút thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 10 tuổi, đôi khi ở cả người lớn. Bệnh này gây sốt và phát ban có bọng nước. Bệnh tay chân miệng thường bị hiểu nhầm với bệnh lở mồm long móng ở gia súc; tuy nhiên, hai bệnh này lại hoàn toàn khác nhau, gây ra bởi những vi rút khác nhau.

Triệu chứng đầu tiên thường là sốt, chán ăn, có cảm giác khó chịu và đau họng. Một đến hai ngày sau khi sốt, những vết tổn thương xuất hiện trong miệng. Bắt đầu bằng những chấm đỏ nhỏ, sau đó thành các bọng nước và dẫn đến lở loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày. Tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng là các vi rút thuộc nhóm enterovirus như: vi rút polio, echo, entero 71, coxackie...
Vi rút gây bệnh tay chân miệng có thể truyền nhiễm từ người sang người khác qua tiếp xúc với dịch tiết mũi họng, nước bọt, dịch từ các bọng nước hay phân của người bệnh. Tuần đầu tiên mắc bệnh là giai đoạn có khả năng truyền nhiễm mạnh nhất, thời gian ủ bệnh thường từ 3 đến 7 ngày. Do bệnh tay chân miệng có thể gây ra bởi một hoặc nhiều vi rút trong nhóm enterovirus, do vậy khi đã mắc bệnh bởi loại vi rút này (có kháng thể) nhưng vẫn có khả năng tái mắc bởi một loại vi rút khác trong nhóm.

Hình 1. Hình ảnh tổn thương trên lưỡi, miệng, tay và chân của bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng [2]

EV71 xâm nhập vào trong tế bào bằng cách gắn với thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào. Sau đó nhờ enzym protease phân giải vỏ capsid của vi rút để giải phóng ARN vào bào tương (1). ARN của vi rút hoạt động như mARN (2) để phiên mã thành polyprotein lớn duy nhất (3) sau đó tách thành 3 protein trung gian P1, P2, P3 (4). Protein trung gian P1 làm nhiệm vụ tổng hợp protein cấu trúc VP1, VP2, VP3, VP4 (5). Protein trung gian P2 và P3 làm nhiệm vụ tổng hợp protein phi cấu trúc (2A, 2B, 2C, 3A, 3B, 3C, 3D) (6). VPg hoạt động như protein mồi nhằm tạo ra ARN sợi (-) bổ xung cho  ARN sợi (+) của vi rút. ARN sợi (-) giữ chức năng làm khuôn cho quá trình tổng hợp ARN của vi rút với sự hỗ trợ của enzym ARN polymerase (7, 8a, 8b). Quá trình lắp ráp giữa ARN vi rút với các protein cấu trúc tạo ra hạt vi rút hoàn chỉnh (9, 10). EV71 thoát ra khỏi tế bào sau  màng tế bào bị phá vỡ hoàn toàn. (11) [3].



Hình  2. Mô tả quá trình nhân lên của EV71 trên tế bào [3]. 


Hình 3. Hình ảnh cộng hường từ (MRI) về sự thay đổi của vùng não tủy do EV71 gây nên [2]

Hình 4. Hình ảnh cộng hưởng từ của vùng não bị tổn thương sau 4 ngày xuất hiện triệu chứng nhiễm EV71 [4]

 Hình 5. Lấy mẫu xét nghiệm từ nốt phồng trên tay bệnh nhân mắc bệnh chân tay miệng [2]


Vắc xin phòng bệnh tay chân miệng?
Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Một số loại vắc xin phòng bệnh này vẫn đang được nghiên cứu một cách tích cực tại các phòng thí nghiệm trên thế giới [5], trong khi đó Lee và cộng sự [6] đã công bố một nghiên cứu mô hình mô phỏng bằng máy tính dự báo hiệu quả kinh tế khi sử dụng vắc xin phòng EV71 cho trẻ em dưới 5 tuổi ở Trung Quốc (xem bảng 1 – table 3). Hy vọng rằng trong tương lai gần con em chúng ta sẽ có được loại vắc xin phòng căn bệnh nguy hiểm này.

                                  
Tham khảo
  1. http://www.cdc.gov/ncidod/dvrd/revb/enterovirus/hfhf.htm
  2. Ooi, H.M., Wong, C.S., Lewthwaite, P., Cardosa, J.M., Solomon, T., 2010.  Lancet Neurol., 9 (2010) 1097 – 1105.
  3. Nguyễn Thanh Thủy, Trần Quang Huy. Alas vi rút gây bệnh cho người. Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ (2010) tr. 190
  4. Ahmed, R., et al., J. Neurol. Sci. 305 (2011) 149–151
  5. Zhang, D., Lu, J., Lu, J., Int. J. Infectious Diseases, 14 (2010) e739–e743

  6. Lee et al., Vaccine 28 (2010) 7731–7736

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

TIỆN ÍCH

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites